Làm cách nào để không biến mình thành người spam Wikipedia:Spam

Đôi khi có những người đến Wikipedia chỉ với mục đích duy nhất là spam, tạo ra những bài viết chỉ thuần quảng cáo hoặc quảng bá bản thân, hoặc thêm liên kết ngoài đến một website trong nhiều bài viết.

Một số người spam Wikipedia một cách vô ý. Đó là, họ làm những điều mà dân Wikipedia xem là spam, nhưng không hề nhận ra rằng hành động của họ không phải đang tạo ra một bách khoa toàn thư tốt. Một người sửa bài mới tham gia có sở hữu một công ty có thể đọc thấy nhiều bài viết về các công ty khác trên Wikipedia, và kết luận rằng mình cũng nên tự viết bài về công ty của mình. Một người điều hành trang web có thể đọc thấy nhiều bài trên Wikipedia và cảm thấy website của người đó là phù hợp, và cứ thế thêm hàng tá liên kết vào.

Các hướng dẫn sau đây để giúp bạn tránh biến mình thành người spam-tức là, cách làm thế nào để đề cập đến trang web, sản phẩm, doanh nghiệp hoặc tài nguyên khác mà không để cho cộng đồng Wikipedia cảm thấy bạn đang cố gắng lạm dụng Wikipedia để tự quảng bá.

  1. Xem lại ý định của mình. Wikipedia không phải là nơi để quảng bá cá nhân hoặc quảng bá cho các sản phẩm, dịch vụ, web site, hội người hâm mộ, tư tưởng, hoặc hiện tượng. Nếu bạn ở đây để kể cho người đọc biết rằng một thứ gì đó rất tuyệt, hoặc muốn công bố một ý tưởng hay sản phẩm mà chưa ai từng nghe đến, bạn đang ở sai chỗ. Tương tự, nếu bạn ở đây để đảm bảo rằng Wikipedia nổi tiếng sẽ nhắc đến bạn là tác giả của một thứ gì đó (và có thể sẽ tăng PageRank của bạn) bạn sẽ thất vọng, vì Wikipedia sử dụng nofollow trên toàn bộ các liên kết ngoài, do đó các bộ máy tìm kiếm sẽ hoàn toàn bỏ qua chúng.
  2. Đóng góp nội dung rồi chú thích tham khảo, chứ không chỉ đưa liên kết. Wikipedia là một bách khoa toàn thư, không phải là kho liên kết. Nếu bạn có một nguồn muốn đóng góp, đầu tiên hãy đóng góp một số sự thật mà bạn đọc được từ nguồn đó, sau đó chú thích nguồn gốc. Đừng chỉ đơn giản là hướng người đọc tới một trang khác để xem thông tin hữu ích; hãy thêm thông tin hữu ích vào bài viết, sau đó chú thích nguồn gốc đến trang web mà bạn tìm thấy chúng. Bạn ở đây để phát triển Wikipedia-chứ không phải để lùa người đọc ra khỏi Wikipedia để vào trang khác, phải vậy không? (Nếu không, xem mục 1 ở trên.)
  3. Đề mục Tham khảo là để dành cho tham khảo. Mục tham khảo chỉ người đọc đến một công trình mà (những) người viết tham khảo đến trong khi viết bài. Mục Tham khảo của bài viết Wikipedia không phải chỉ là danh sách các tác phẩm liên quan; nó là danh sách đặc biệt gồm các tác phẩm được dùng làm nguồn. Do đó, không bao giờ là đúng nếu thêm liên kết hoặc tham chiếu vào phần Tham khảo khi chẳng có người sửa bài nào thực sự tham khảo đến nó.
  4. Đừng viết bài mới cho sản phẩm hoặc web site của chính bạn. Thường gặp nhất là khi một người tạo bài mới để mô tả cho chính tác phẩm của họ, lý do là tác phẩm không đủ nổi tiếng để thu hút sự chú ý của người khác, và có quá ít nguồn độc lậpđáng tin cậy để có thể kiểm chứng nội dung. Những bài viết thuộc dạng này thường sẽ bị xóa. Trên thực tế, Wikipedia có bài về các sản phẩm hoặc web site phổ biến, nhưng Wikipedia không chấp nhận việc bị sử dụng để làm cho nó phổ biến.
  5. Nếu sản phẩm của bạn thực sự phù hợp với bài viết, nhưng người khác sẽ đồng ý—hãy dùng trang thảo luận. Chúng tôi thường khuyến khích người viết bài hãy mạnh dạn sửa đổi trực tiếp vào bài viết. Nhưng nếu lời khuyên đó khiến bạn lo lắng rằng người khác sẽ xem đóng góp của bạn là spam, bạn có thể giải quyết điều đó bằng cách: mô tả công trình của bạn trên trang thảo luận bài viết, hỏi những người viết khác xem nó có phù hợp hay không.
  6. Đừng thêm liên kết ngoài vào chữ ký của bạn. Tuy nhiên, liên kết ngoài đến các dự án Wikimedia là ngoại lệ cho nguyên tắc này. Ví dụ như Wikimedia Meta-Wiki. (Tuy Liên kết wiki được khuyên dùng hơn cho các liên kết ngoài dạng này.)